Tham khảo ngay 7 lời khuyên từ chuyên gia Harvard để giúp trẻ phát triển não bộ tốt nhất

5 phút đọc - 30/09/2021 - Hiền Nguyễn

Tham khảo ngay 7 lời khuyên từ chuyên gia Harvard để giúp trẻ phát triển não bộ tốt nhất Não bộ của trẻ có khả năng tự kết nối với thế giới và cách thể hiện lại phụ thuộc rất nhiều vào sự định hướng cũng như ảnh hưởng từ cha mẹ. Vậy làm sao để trẻ phát triển não bộ tốt nhất?

Não bộ của trẻ có khả năng tự kết nối với thế giới và cách thể hiện lại phụ thuộc rất nhiều vào sự định hướng cũng như ảnh hưởng từ cha mẹ. Vậy làm sao để trẻ phát triển não bộ tốt nhất?

Trong bài viết này, Giáo sư Lisa Feldman Barrett - Giám đốc Khoa học của Trung tâm Luật học, Trí não và Hành vi của Đại học Harvard sẽ gợi ý cho các bạn 7 quy tắc nuôi dạy để phát triển sự linh hoạt của não bộ trẻ.

Cha mẹ đóng vai trò là ‘người ươm mầm’

Với việc nuôi dạy trẻ thì bất kỳ cha mẹ nào cũng đều mong muốn con cái của mình có cuộc sống tốt đẹp. Nhưng mỗi phương thức giáo dục sẽ mang tới những kết quả khác nhau.

Ví dụ như bạn muốn con mình chơi thuần thục đàn violin thì sẽ áp dụng phương thức đặt ra chế độ tập luyện nghiêm khắc với lịch tập chuẩn chỉnh. Điều này tưởng sẽ giúp trẻ sớm đạt được kỹ thuật điêu luyện nhưng thực tế nó khiến cho trẻ có ác cảm và xem việc chơi violin như nghĩa vụ chứ không yêu thích gì.

Trong khi đó, phương thức giáo dục theo cách ‘người ươm mầm’ sẽ tạo cơ hội và không gian để trẻ tiếp xúc với âm nhạc cũng như các loại nhạc cụ khác nhau. Thông qua đó, trẻ sẽ tự tìm ra điều mà khiến bé yêu thích. Nói dễ hiểu thì việc cho trẻ tự do lựa chọn sự yêu thích sẽ đưa tới phát triển não bộ một cách tốt nhất.

Hãy trò chuyện và đọc cho trẻ nghe thật nhiều!

Theo một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ngay cả khi ở giai đoạn vài tháng tuổi và lúc này chưa hiểu nghĩa của não bộ thì trẻ vẫn có thể liên tục tiếp nhận ngôn ngữ. Việc bố mẹ thường xuyên trò chuyện và đọc cho trẻ nghe mỗi ngày sẽ giúp bé tiếp thu thông tin một cách bị động và là nền tảng cho giai đoạn học chủ động về sau.

Tuy nhiên, khi nói chuyện và đọc cho trẻ nghe bạn cần đa dạng nội dung cũng như dành nhiều thời gian hơn. Để từ đó giúp trẻ hình thành vốn tự vựng, tăng cường khả năng đọc hiểu và tạo nền tảng vững chắc cho quá trình học sau này của bé.

Giúp trẻ tìm ra gốc rễ của vấn đề bằng việc giải thích

Giải thích là cách tốt nhất khi chúng ta đứng trước câu hỏi của trẻ thay vì bạn chỉ trả lời đúng – sai. Việc trẻ làm theo một cách vui vẻ hay như mệnh lệnh sẽ phụ thuộc vào lời giải thích của bố mẹ.

Ví dụ như khi bé ăn hết bánh kẹo của anh chị, bạn bè thì thay vì thúc ép bé bằng những câu hỏi liên tục “con biết mình sai ở đâu chưa?” rồi đánh đòn hay phạt trẻ quay mặt vào tường, bạn hãy kiên nhẫn giải thích hành động đó khiến con gặp những vấn đề về sức khỏe. Đồng thời, nói cho bé hiểu việc ăn hết bánh kẹo sẽ khiến chị em, bạn bè của trẻ cảm thấy rất buồn.

Việc giải thích cặn kẽ từng nguồn gốc vấn đề sẽ giúp trẻ nuôi dưỡng sự đồng cảm và học được về hậu quả từ chính hành vi của bản thân.

Thay vì kết luận tính cách, hãy giúp trẻ học cách nhìn vào sự việc

Nguyên tắc lời khen ngợi hoặc trách mắng chỉ nên áp dụng cho sự việc chứ không nên cho con người. Ví dụ như trẻ xảy ra xô xát với bạn bè, anh chị thay vì trách mắng thì chúng ta hãy nói  “Việc con đánh anh chị/bạn bè khiến họ bị đau và làm họ khóc. Điều này làm tổn thương anh chị/bạn bè và không thể giải quyết được sự việc này. Con nên xin lỗi anh chị/bạn bè”. Tương tự với những lời khen bạn không nên chỉ nói chung chung “Con là một đứa trẻ tốt”, mà hãy nên tán dương hành động cụ thể của trẻ.

Với cơ chế khen – trách sẽ dựa trên sự việc, hành động thay vì bạn kết luận tính cách sẽ tạo nên tảng để trẻ hình thành cách nhìn khách quan đối với sự việc. Từ đó giúp trẻ học được cách nhìn nhận bản chất của vấn đề.

Bạn hãy trở thành một tấm gương tốt

Trẻ sẽ có xu hướng quan sát, vui chơi và sao chép từ hành động của người lớn. Vì thế, bạn hãy cho trẻ bắt chước cha mẹ làm việc nhà. Tuy nhiên, con trẻ không phân biệt được cái nào nên bắt chước, còn cái nào thì không. Cho nên ở trước mặt trẻ bạn cố gắng trở thành những hình mẫu tốt đẹp để trẻ có thể sao chép những điều tích cực này.

Tạo cơ hội để trẻ tiếp xúc một cách an toàn với nhiều người

Việc tiếp xúc với những xung quanh sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp thu các ngôn ngữ khác trong tương lai. Tương tự như vậy, việc gặp gỡ nhiều người với màu da và tính cách đa dạng sẽ giúp trẻ mở rộng cách nhìn đối với con người cũng như mở rộng thế giới quan, tạo nên tư duy rộng mở sau này.

Để trẻ tự do khám phá thế giới

Thử nghiệm - học - ghi nhớ - tiếp tục thử nghiệm là chuỗi hoạt động giúp trẻ khám phá cuộc sống xung quanh. Cha mẹ đóng vai trò là người quan sát và chỉ can thiệp khi thực sự cần thiết. Hãy để trẻ được tự do khám phá mọi thứ xung thì mới có tác dụng ở lối tư duy cũng như phát triển não bộ.

Hi vọng bài viết này đã mang tới thông tin bổ ích các bạn!


Đăng bới: Hiền Nguyễn