Trẻ chậm tiếp thu nên dạy học sao cho đúng?

5 phút đọc - 03/11/2021 - Hiền Nguyễn

Trẻ chậm tiếp thu nên dạy học sao cho đúng? Không ít bố mẹ đang phải đau đầu vì việc con em mình tiếp thu chậm hơn so với các bạn cùng trang lứa. Vì thế, vấn đề dạy trẻ tiếp thu chậm là chủ đề nhận được sự quan tâm đông đảo hiện nay.

Không ít bố mẹ đang phải đau đầu vì việc con em mình tiếp thu chậm hơn so với các bạn cùng trang lứa. Vì thế, vấn đề dạy trẻ tiếp thu chậm là chủ đề nhận được sự quan tâm đông đảo hiện nay.

Ở bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích và gợi ý những cách dạy đối với trẻ tiếp thu chậm nhé.

Cần làm gì khi trẻ chậm tiếp thu?

Khi đến tuổi đi học thì không phải trẻ nào cũng bắt nhịp được với việc truyền thụ kiến thức của thầy cô cũng như bé cũng chưa ý thức được vai trò và nhiệm vụ của mình. Vì thế, sẽ có trường hợp trẻ tiếp thu rất nhanh, thông minh và có trẻ chậm tiếp thu, học trước quên sau. Thay vì bực tức, xấu hổ khi kết quả học tập của trẻ chưa tốt thì điều bố mẹ cần làm lúc này là tìm hiểu kĩ căn nguyên vấn đề nằm ở đâu.

Theo các chuyên gia, việc trẻ chậm tiếp thu có thể là do mất tập trung hoặc phương pháp dạy học không phù hợp cũng có thể là trẻ không thích môn học đó,…Đặc biệt, khi bố mẹ và giáo viên gây áp lực, cố bắt trẻ học thì càng làm cho vấn đề này trở nên nghiệm trọng hơn.

Bên cạnh đó, việc trẻ chậm tiếp thu còn ở chứng chậm phát triển trí tuệ gây ra. Đối với những bé này thì thường có tư duy kém, khả năng ghi nhớ không tốt và hay học trước quên sau.  

Cách dạy học dành cho trẻ chậm tiếp thu

Đối với trẻ chậm tiếp thu thì bạn cần phải có cách dạy học phù hợp. Bạn có thể thử áp dụng những cách dạy học sau đây.

-    Hãy lặp đi lặp lại nhiều lần:

Nếu như bé nhà bạn nhanh quên thì hãy nhắc lại thông tin nhiều lần hơn so với bình thường để trẻ hiểu nó. Bố mẹ hãy giữ sự quan tâm của bé bằng cách đặt câu hỏi và yêu cầu trẻ trả lời. Sau đó xem lại câu trả lời của trẻ và giải thích chi tiết cho bé cách cần giải bài tập, câu hỏi đó sao cho đúng.

Ngoài ra, bố mẹ nên thay thế những câu hỏi dài dòng bằng câu hỏi ngắn hoặc hình ảnh trực quan sinh động để gây chú ý và sự hứng thú học hơn. Cách này sẽ giúp trẻ tập trung vào việc học và tăng sự liên tưởng và khả năng sấng tạo hơn.

-    Hướng dẫn cách ghi nhớ cho trẻ:

Với trẻ chậm tiếp thu thì bố mẹ cần áp dụng cách tập trung vào những kiến thức chính có trong bài học. Nghĩa là trước khi bắt đầu bài học mới bạn cần tóm tắt các điểm chính để trẻ biết những gì bé nên chú ý tới. Đồng thời, bạn hướng dẫn trẻ chú ý tới các điểm chính để tập trung và ghi nhớ lâu hơn.

-    Hỗ trợ trẻ làm bài tập về nhà:

Sau giờ học trên lớp thì khi về nhà bố mẹ cần ở bên cạnh hỗ trợ bé làm bài tập nếu như tiếp thu chậm hoặc khả năng ghi nhớ kém. Bố mẹ hãy hỏi trẻ vấn đề nào cần giải quyết, vấn đề nào bé đang gặp khúc mắc và hướng dẫn cách tìm ra câu trả lời. Tuy nhiên, bạn không nên can thiệp quá nhiều hay có thái độ trách mắng. Bởi điều đó sẽ làm trẻ ỉ lại, mất tự tin, chán nản và không có hứng thú với việc học. Thay vào đó, bố mẹ nên khen ngợi với những cố gắng của trẻ để bé có động lực với việc học hơn.

-    Tìm ra thế mạnh của trẻ chậm tiếp thu:

Đối với trẻ chậm tiếp thu bạn nên tạo động lực cho bé bằng cách tìm ra thế mạnh của bé. Ví dụ như nếu bé có kỹ năng vẽ, múa, thể thao,…thì bạn cần kích lệ để trẻ tham gia các hoạt động đó. Từ đây sẽ xây dựng được sự tự tin và cảm hứng, cố gắng cho trẻ.

-    Sử dụng các ví dụ thực tế:

Khi bắt đầu dạy trẻ học bạn cần giới thiệu sơ lược các khái niệm cơ bản bằng cách lấy ví dụ thực tế hàng ngày để trẻ liên tưởng dễ dàng hơn. Cách này cũng giúp trẻ có cảm hứng học tập và tập trung hơn.

Hi vọng bài viết này của chúng tôi đã mang lại kiến thức hữu ích cho các bạn. Ngoài ra, nếu cần tư vấn các khóa học để giúp trẻ rèn luyện tư duy, khả năng ghi nhớ, bảng chữ cái,...hãy liên hệ với VietParent nhé. Chúng tôi là đơn vị chuyên cung cấp các lớp học toán tư duy cho trẻ mọi lứa tuổi đảm bảo giúp trẻ có thể học cách tư duy nhanh, từ đó nâng cao khả năng tiếp thu.


Đăng bới: Hiền Nguyễn