Những quan niệm sai lầm tại hại trong việc dạy trẻ học toán tư duy từ nhỏ

5 phút đọc - 02/07/2021 - Hiền Nguyễn

Những quan niệm sai lầm tại hại trong việc dạy trẻ học toán tư duy từ nhỏ Nhiều cha mẹ cho rằng việc trẻ học toán tư duy khi con nhỏ sẽ khiến bé bị mệt, căng thẳng và chỉ nên cho trẻ học toán tư duy khi vào lớp một mà thôi.

Việc học toán tư duy cho bé diễn ra từ rất sớm ngay từ khi trẻ 3 tuổi vẫn có thể tiếp thu phương pháp học này một cách hiệu quả và phù hợp. Tuy nhiên, trong quá trình dạy trẻ học toán tư duy bạn cần phải tránh một số quan niệm sai lầm tai hại sau.

Dưới đây là những quan niệm sai lầm tai hại bạn cần tránh tròng việc dạy trẻ học toán từ duy từ nhỏ

Vì sao nên cho trẻ tiếp xúc với toán tư duy từ nhỏ?

Đối với trẻ từ 0- 6 tuổi sẽ được học toán tư duy thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với môi trường và các trò chơi. Trẻ ở lứa tuổi này có đặc điểmlà rất ham học hỏi và thích tìm hiểu. Chỉ cần bạn tạo ra cho trẻ môi trường phong phú, đa dạng và tăng cường những điều mà bé muốn tìm hiểu thì sẽ giúp trẻ học và khám phá rất tốt.

Bạn cần phải biết rằng việc chúng ta dạy trẻ toán học tư duy là có chủ đích nhưng trẻ lại học trong vô thức và không biết đó là học. Vì thế, khi dạy trẻ học toán từ duy chúng ta không cần lý giải một cách sâu sắc hay cố bắt trẻ hiểu cũng như tuyệt đối không kiểm tra trẻ.

Dạy toán tư duy cho trẻ từ nhỏ

Điểm mặt những quan niệm sai lầm tai hại trong việc dạy trẻ học toán tư duy từ nhỏ

Dạy toán học tư duy cho trẻ từ khi còn nhỏ là điều rất tốt. Tuy nhiên, trong quá trình dạy bạn cần tránh những quan niêm sai lầm sau kẻo hại trẻ:

- Thông minh là tố chất có sẵn, cho nên trẻ đã thông minh thì không cần phải dạy toán tư duy từ nhỏ cũng sẽ thông minh? Đều này là hoàn toàn không đúng. Quả thức yếu tố bẩm sinh, di truyền thông minh là đúng. Nhưng những tố chất bẩm sinh này chỉ xuất hiện ở dạng tiềm ẩn và để khai thác được cần nhờ vào sự giáo dục cũng như sự rèn luyện mới có thể phát huy tối đa. Cón với trẻ không có yếu tố di truyền, bẩm sinh thì vẫn thông minh nếu như biết cách giáo dục đúng đắn, rèn luyện chăm chỉ.

Toán tư duy cho trẻ

- Trẻ được học toán tư duy tự sớm sẽ tự mãn, không tập trung học và bị cô lập với bạn và có xu hướng tự kỷ? Rất nhiều trường hợp đã bị rơi vào tình huống này. Có hai giải thích cho việc này đó là trẻ đã dành quá nhiều thời gian cho việc học toán tư duy mà bỏ qua các hoạt động khác. Điều này dẫn đến việc trẻ đi lệch, bỏ qua các tương tác xã hội mà đóng mình một chỗ. Thứ hai, do bố mẹ không dạy trẻ các nguyên tắc đạo đức, tính khiêm tốn và giúp đỡ người khác, những người xung quanh mà lại quá tung hô khả năng vượt trội của trẻ. Do đó, lỗi này nằm ở cha mẹ và những người xung quanh chứ không phải ở giáo dục trẻ học toán tư duy sớm.

- Khó và dễ khi cho trẻ học toán tư duy. Hiểu đơn giản là trong suy nghĩa của trẻ sẽ không có sự phân biệt giữa khó và dễ khi mới bắt đầu học toán tư duy. Trẻ sẽ không hề biết toán tư duy khó hay dễ là cái gì mà chúng sẽ tiếp nhận khi cảm thấy hiếu kỳ và từ chối khi cảm thấy không thích. Do vậy, cha mẹ cần phải là người chỉ dẫn ở điểm này

- Cha mẹ sợ còn cái sẽ khổ khi học toán tư duy từ nhỏ. Thay vào đó họ sẽ cho còn em mình tự do tự tại vui chơi. Thế giáo dục trẻ học toán tư duy ngay từ nhỏ là một cách khoa học nhất để tạo ra một cuộc sống vui vẻ nhất của trẻ. Tuy nhiên, không vì thế mà bạn bắt ép trẻ học. Bởi điều này sẽ làm trẻ phản kháng, dần dần trẻ nảy sinh cảm giác chán ghét học hành mà thôi. Cách học toán tư duy từ nhỏ đó là kết hợp hài hòa giữa học tập và vui chơi, học mà chơi, chơi mà học. Với tất cả những hoạt động chứa đầy sự thú vị và hấp dẫn sẽ làm trẻ vui vẻ động não, tập trung sự chú ý và tiếp nhận kiến thức một cách tự nhiên, dù chúng ta không dạy thì trẻ vẫn cứ học.

- Nhồi nhét khi cho trẻ học toán tư duy từ nhỏ cũng là sai lầm nhiều bố mẹ mắc phải. Việc nhồi nhét thái quá sẽ khiến trẻ bị stress, mụ mẫm và không phát triển được.

Trên đây là những quan niệm sai lầm khi dạy toán tư duy từ nhỏ cho trẻ. Hi vọng bài viết đã giúp ích phần cho các bạn trong quá trình giáo dục con em mình!


Đăng bới: Hiền Nguyễn