Nên làm gì để trẻ tự giác làm bài tập?

5 phút đọc - 05/11/2021 - Hiền Nguyễn

Nên làm gì để trẻ tự giác làm bài tập? Làm sao để thiết lập thói quen tự giác làm bài tập là một trong những vấn đề được bố mẹ quan tâm.

Làm sao để thiết lập thói quen tự giác làm bài tập là một trong những vấn đề được bố mẹ quan tâm. Để tạo được thói quen này cho trẻ đòi hỏi bố cần phải giải thích kĩ với trẻ và đồng thời áp dụng một số phương pháp.

Tại bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn một số bí quyết giúp trẻ trở nên hứng thú, tập trung và tự giác làm bài tập về nhà hơn.

Tạo cho trẻ góc học tập hoàn hảo

Yếu tố không gian, môi trường cũng quyết định khá nhiều tới hiệu quả học tập của trẻ. Do đó, để tăng sự húng thú học tập ở trẻ thì bố mẹ nên tạo ra một góc học tập có đầy đủ ánh sáng và thực sự yên tĩnh.

Nơi bé học không được tiếng ồn như tiếng của tivi, tiếng những trẻ khác đang chơi hay người lớn gọi điện thoại, nói chuyện. Điều này sẽ làm ảnh hưởng tới hiệu quả học tập, gây mất tập trung với trẻ.

Chọn một thời gian cố định để trẻ làm thực hiện bài tập về nhà

Mỗi một trẻ sẽ có khung thời gian làm bài tập về nhà hiệu quả. Ví dụ như có một số bé sẽ thực hiện các bài tập được giao trên lớp tốt nhất ngay sau sau đi học về vào buổi chiều. Những có một số trẻ lại hoàn thành số bài tập đó tốt nhất khi dành thời gian thư giãn và chơi vào buổi tối.

Vì thế, bố mẹ cần phải quan sát mộc thời gian xem đâu là phù hợp với bé nhất. Rồi  sau đó thiết lập ra khung thời gian làm bài tập ở nhà để trẻ tuân thủ và thực hiện nghiêm túc. Lưu ý, bạn nên để trẻ đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập thời gian biểu học đó. Bạn cần chắc rằng giữa bạn và trẻ đều có sự nhất trí về thời gian cũng như địa điểm học tập đó. Không nên chỉ phiến theo ý thích của mình vì sẽ làm trẻ trở nên áp lực, chán nản và xao nhãng.

Quan sát quá trình làm bài tập về nhà của trẻ

Trong quá trình trẻ làm bài tập ở nhà, bố mẹ nên quan sát xem liệu bé có bị mắc kẹt trong loại bài tập khó nào không. Hay như trẻ dễ có bị mất tập trung, phân tâm trong thời gian làm bài tập không. Hoặc trẻ có hiểu được bài tập đó hay không?... Các vấn đề này sẽ nảy sinh ra trong quá trình đó. Vì thế, bố mẹ cần phải tìm hiểu những khó khăn mà trẻ đang mắc phải và hỗ trợ để giải quyết vấn đề đó.

Nếu như trẻ rơi vào trường hợp mất tập trung hay như bài tập đó quá khó với khả năng của bé thì bố mẹ có thể nhờ tới sự hỗ trợ và cuộc trao đổi nhỏ từ giáo viên mà trẻ theo học để có được hướng dẫn đúng đắn nhất.

Đừng thay trẻ làm bài tập về nhà

Đây có lẽ là điều tối kị mà bất kỳ bố mẹ nào cũng không nên mắc phải. Sẽ rất tốt nếu như bạn giúp trẻ tập trung và sắp xếp cách tiếp thu bài một cách đúng đắn. Nhưng nếu bố mẹ can thiệp quá sâu, thậm chí là thay bé hoàn thành bài tập đó thì sẽ dẫn tới hậu quả khôn lường.

Bố mẹ cần phải phân định rõ đâu là hướng dẫn trẻ đâu là làm thay. Tốt nhất, bạn nên để trẻ tạo thành thói quen cố gắng làm đủ mọi cách để giải quyết bài tập trước khi nhờ tới sự trợ giúp của bố mẹ.

Đưa ra phản hồi tích cực cho trẻ

Trong quá trình kèm cặp và ở bên quan sát trẻ làm bài tập thì thỉnh thoảng bố mẹ hãy khen ngợi về những gì bé đang làm. Nếu như tìm thấy lỗi sai bạn đừng chỉ trích, trách mắng mà hãy cùng với bé xem lại điểm sai đó và giúp bé sửa lại cho đúng. Những lời khen ngợi đó sẽ tạo ra sự hưng phấn và giảm thiểu áp lực học tập ở trẻ. Từ đó, sẽ mang lại kết quả học tập trở nên tốt hơn.

Giữ liên lạc với giáo viên của bé

Nếu như bé nhà bạn gặp phải vấn đề với bài tập về nhà hoặc bé cố tính bỏ qua chúng thì bố mẹ hãy nói chuyện đó cho giao viến của trẻ biết. Để về sau, giáo viên điều chỉnh các dạng bài tập phù hợp với khả năng của trẻ hơn.

Trên đây là một số cách giúp trẻ tự giác làm bài tập về nhà hơn. Nếu bạn cần tư vấn thêm về chủ đề này xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline nhé!


Đăng bới: Hiền Nguyễn