5 phút đọc - 02/07/2021 - Hiền Nguyễn
Phương pháp giáo dục sớm Montessori được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng bởi những lợi ích to lớn mà nó mang lại cho trẻ như phát triển não bộ, tăng khả năng nhận thức và các kỹ năng xã hội.Vậy giữa Montessori và các phương pháp giáo dục truyền thống có gì khác nhau? Ở bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra những thông tin để các bạn hiểu rõ hơn về sự khác biết của Montessori với các phương thức giáo dục truyền thống.
Phương pháp giáo dục Montessori được đặt tên dựa theo nhà sáng lập Maria Montessori là một chuyên gia trong lĩnh vực triết học, nhân văn và giáo dục. Phương pháp này giúp tập trung thúc đẩy tiềm năng của trẻ bằng một môi trường giáo dục thân thận và cởi mở. Môi trường giáo dục này các giáo viên sẽ được đào tạo bài bản về chuyên môn và sử dụng những thiếc bị và dụng cụ học tập chuyên biệt.
Phương pháp giáo dục sớm Montessori có đặc điểm là tôn trọng cá tính riêng biệt, tính tự lập và tự do mang tính kỷ luật của mỗi trẻ. Ngoài ra, phương pháp này cũng tôn trọng sự phát triển về các mặt tâm sinh lý của trẻ và giúp trang bị đầy đủ những kiến thức thực tiễn hữu ích. Có thể hiểu đơn giản thì phương pháp Montessori là lựa chọn hoàn hảo để xây dựng nền tảng cơ bản cho trẻ ngay từ những năm đầu đời.
Vậy phương pháp giáo dục sớm Montessori có gì khác so với phương pháp truyền thống?
Phương pháp giáo dục Montessori đề cao tính tự lập
Giữa hai phương pháp giáo dục này có sự khác biệt trong từng khía cạnh cụ thể như:
Nếu phương pháp giáo dục truyền thống giáo viên sẽ đóng vai trò là người chỉ dẫn thì với Montessori, họ chỉ là người giám sát và theo dõi các hành vi, học hỏi của trẻ mà thôi. Nghĩa là phương pháp Montessori sẽ giúp trẻ có điều kiện phát triển tự do, kích thích tiềm thức và khả năng bẩm sinh.
Phương pháp giáo dục Montessori sẽ nhấn mạnh về việc sử dụng 5 giác quan cơ bản là thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác và vị giác. Điều này khác hoàn toàn với phương pháp giáo dục truyền thống chủ yếu là dựa trên đọc, nghe hoặc xem.
So với phương thức giáo dục truyền thống thì Montessori sẽ đặt ra định hướng học tập phù hợp cho từng trẻ. Mỗi trẻ sẽ được tiếp thu và phát triển theo tốc độ riêng mình chứ không phải tiếp thu kiến thức thụ động mà giáo viên đưa ra như giáo dục truyền thống.
Phương pháp Montessori thường chia trẻ ra thành 4 nhóm là từ 0 -3 tuổi, 3 – 6 tuổi, 6 – 9 tuổi, 9 – 12 tuổi và 12 – 18 tuổi. Với mỗi nhóm tuổi thì trẻ sẽ chương trình học tập phù hợp.
Đối với mỗi lứa tuổi sẽ có phương pháp Montessori phù hợp
Khi áp dụng phương pháp giáo dục sớm Montessori thì điều đầu tiên bạn hiểu rằng mỗi trẻ sẽ được sắp xếp trong từng nhóm tuổi tương ứng. Chương trình giáo dục sẽ được chuẩn bị phù hợp cho từng nhóm. Bên cạnh đó, để áp dụng Montessori một cách hiệu quả bạn cần tham khảo một số thông tin sau:
Đối với trẻ dưới 6 tuổi thì sẽ cho trẻ học tập trong khoảng thời gian liên tục 3h mỗi ngày. Với trẻ lớn tuổi hơn thì có thể lên lịch học và gặp giáo viên hướng dẫn khi cần.
Với nhóm nhiều lứa tuổi thì sẽ xếp vào nhóm tuổi hỗn hợp ( 3 – 6 tuổi). Tại đây ác em sẽ được khuyến khích liên tục giao tiếp, giải quyết vấn đề và tham gia vào các hoạt động theo khả năng của mình.
Trẻ sẽ không bị sắp xếp, giới hạn chỗ ngồi để tạo điều cho trẻ có thể di chuyển quanh các hoạt động diễn ra tại lớp học hay trung tâm.
Thay vì sử dụng hoạt động chấm và cho điểm thì khi theo phương pháp giáo dục sớm Montessori sẽ là khuyến khích, tôn trọng tất cả các nỗ lực. Giáo viên sẽ đảm nhận vai trò quan sát học sinh ở mọi góc độ và tiến hành đánh giá để lập kế hoạch phù hợp sao cho mang lại sự phát triển tốt nhất.
Để hiểu rõ hơn về phương pháp giáo dục sớm Montessori, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline để được tư vấn chi tiết.
Đăng bới: Hiền Nguyễn