Làm sao để trẻ mầm non quan tâm tới toán tư duy?

5 phút đọc - 23/11/2021 - Hiền Nguyễn

Làm sao để trẻ mầm non quan tâm tới toán tư duy? Việc cho trẻ độ tuổi mầm non học toán tư duy đòi hỏi bố mẹ cần phải hết sức kiên nhẫn và bỏ nhiều công sức

Việc cho trẻ độ tuổi mầm non học toán tư duy đòi hỏi bố mẹ cần phải hết sức kiên nhẫn và bỏ nhiều công sức. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng cần phải lưu ý một vài điều trong quá trình dạy trẻ học toán tư duy.

Ở bài viết tuần này, Vietparent sẽ đưa ra một vài lời khuyên để các bậc phụ huynh dạy toán học tư duy cho trẻ mầm non được tốt hơn.

Cần lưu ý những gì khi dạy học toán tư duy cho bé mầm non?

Trẻ ở độ tuổi mầm non khi tiếp xúc và học toán tư duy sẽ còn nhiều bỡ ngỡ. Bởi thời điểm này trẻ chưa quen được với những khái niệm liên quan tới toán học hay các con số. Cho nên khi các bậc phụ huynh hướng dẫn trẻ học toán cần phải hết sức kiên nhẫn. Không chỉ hướng dẫn bé mà các bạn còn phải kết hợp nhiều giác quan và sự thử nghiệm, quan sát mọi thứ xung quanh để tạo thành tư duy toán học hoàn chỉnh cho trẻ.

Ngoài ra, bạn cần phải hiểu rằng mỗi trẻ sẽ có khả năng tiếp thu và lối tư duy khác nhau. Vì thế, bố mẹ không nên đem con mình ra so sánh với những đứa trẻ khác. Bởi điều này sẽ khiến trẻ bị tự tị và áp lực khi học. Cho nên, tùy vào tình trạng học của bé mà bạn hướng dẫn theo phương pháp khác nhau và có cách khích lệ để trẻ cảm thấy thích thú, mong muốn học tập hơn.

Làm sao để trẻ mầm non quan tâm tới toán tư duy?

Đúng là toán tư duy mang lại rất nhiều lợi ích cho sự phát triển toàn diện của trẻ sau này. Tuy nhiên, với lứa tuổi mầm non thì nhận thức về môn học này gần như là số 0. Vì thế, để trẻ ở độ tuổi này tiếp xúc và làm quen với toán tư duy thì đòi hỏi bố mẹ cần phải áp dụng nhiều phương pháp khác nhau.

Dựa theo đặc tính của trẻ lứa tuổi mầm non là thường hay bị thu hút với những món đồ màu sắc, hình tượng có thể sờ nắm được. Bởi vì thế, trong quá trình trẻ học toán tư duy bạn cần đưa ra những lời giải thích dễ hiểu, giáo cụ trực quan. Không nên dùng tới những phép toán khó hay những vật quá trừu tượng, vì như thế sẽ khiến trẻ nhanh chán và cảm thấy khó hiểu dẫn tới không còn hứng thú với môn học này nữa.

Khi giảng dạy cho trẻ học toán tư duy bạn cần cũng phải đưa ra những thông tin về hình khối hay đồ chơi xung quanh bé. Điều này sẽ giúp trẻ dễ dàng nắm bắt và yêu thích môn học này hơn. Đặc biệt, việc được tiếp xúc với vật dụng cụ thể sẽ làm bé nhớ lâu hơn và khi đã hiểu về các khái niệm toán học rồi cũng là lúc trẻ tự giác muốn học tập.

Một số vấn đề liên quan tới toán học tư tuy cho trẻ mầm non

Ngoài những điều kể trên, khi dạy trẻ mầm non về toán học tư tuy bạn cần chú ý môt số vấn đề sau:

-    Thời gian và vốn từ vựng:

Trẻ lứa tuổi này cần nhiều thời gian để chơi với các đồ chơi liên quan tới toán học tư duy. Vì thế, bạn hãy sử dụng những món đồ chơi đó để phục vục cho mục đích học toán của con em mình. Hãy tạo ra những trò chơi liên quan tới toán học và đồng thời bạn cần phải xây dựng cho bé vốn từ vựng về môn học này để trẻ hiểu và diễn tả được.

-    Cần sử dụng nhiều giáo dục sinh động:

Trẻ mầm non khi học toán tư duy luôn cần được cha mẹ giải thích và hướng dẫn hàng ngày. Chon nên, bố mẹ hãy hướng dẫn và dùng những giáo cục trực quan để trẻ được tiếp xúc và khi tìm ra những con số thì trẻ sẽ ghi nhớ rất lâu. Ví dụ như bạn cần trẻ hiểu về cách đo độ dài thì có thể hướng dẫn trẻ cách dùng thước dây để đo những đồ vật mà bé muốn. Lưu ý, bạn cần phải giải thích và hướng dẫn cho bé hiểu về thước dây. Từ đó, trẻ sẽ cảm thấy thích thú và kết quả học tập cũng cải thiện rõ rệt.

-    Tính chính xác:

Khi dạy trẻ mầm non về toán tư duy bạn cũng cần chú ý tới tính chính xác. Bạn có thể rèn trẻ về điều này thông qua cách học đếm và chỉ cho bé hiểu về các đơn vị đo lường. Sau khi trẻ đã hiểu, bố mẹ hãy thường xuyên hỏi và đố bé vè số lượng đồ vật trong nhà, đồ chơi,…

Trẻ ở lứa tuổi mầm non đòi hỏi bố mẹ cần phải hết sức kiên nhẫn trong quá trình dạy trẻ bất kể từ gì nói chung và toán tư duy nói riêng. Nếu bạn cần tư vấn thêm về vấn đề này hãy liên hệ ngay hotline của chúng tôi.


Đăng bới: Hiền Nguyễn