5 phút đọc - 07/01/2022 - Hiền Nguyễn
Montessori là phương pháp giáo dục được áp dụng tại rất nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.Montessori là phương pháp giáo dục được áp dụng tại rất nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, đa phần các bậc phụ huynh Việt vẫn chưa hiểu rõ về phương pháp Montessori có điểm gì khác biệt so với giáo dục truyền thống.
Tại bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ ra những điểm khác biệt giữa giáo dục truyền thông với phương pháp Montessori.
Một trong những khác biệt của giáo dục truyền thống với phương pháp Montessori đó chính môi trường. Tất cả các lớp học Montessori được chuẩn bị trước dựa trên những quan sát về nhu cầu cá nhân của trẻ. Chương trình học của Montessori sẽ bao gồm các bài học và hoạt động lấy trẻ làm trung tâm. Trong khi đó, giáo dục truyền thống lại dựa trên các bài học, hoạt động lấy giáo viên làm trung tâm. Chính sự khác biệt này tạo nên sự hiệu quả của phương pháp Montessori vượt trội hơn hẳn so với giáo dục truyền thống.
Nếu như phương pháp giáo dục Montessori đều chú trọng vào thực hành và hoạt động thực tiễn để trẻ tự khám phá thông tin, mọi điều xung quanh nhằm giúp bé có sự chủ động trong học tập. Thì với giáo dục truyền thống thì hoàn toàn lại khác. Tại các lớp học truyền thống, trẻ sẽ được truyền tải và nghe bài giảng một cách thụ động. Sau đó, trẻ phải ghi nhớ và làm bài kiểm tra.
Đối với các lớp học Montessori, trẻ sẽ được học tập trong thời gian cần thiết và tránh gián đoạn bởi các yếu tố bên ngoài. Nhưng với giáo dục truyền thống, trẻ sẽ có thời gian giới hạn và sẽ kết thúc tiết học khi có trống, chuông. Thời gian học tập của hai phương pháp này là hoàn toàn khác nhau. Cho nên lợi ích mà nó đem lại cũng tương đối khác.
Với phương pháp Montessori thì giáo viên sẽ đóng vai trò là người hướng dẫn, tư vấn trực tiếp cho trẻ theo mô hình 1 – 1. Giáo viên của Montessori sẽ hỗ trợ mỗi trẻ đi theo con đường học tập của riêng mình.
Còn đối với giáo dục truyền thống sẽ được xác định trước bao gồm các yếu tố như tốc độ, thứ bài học, môn học,… Và giáo viên sẽ phải giảng dạy cùng một bài học với tốc độ và thứ tự cho tất cả học sinh. Vì thế, mà có tình trạng bé hiểu bé không tiếp thu kịp kiến thức.
Phương pháp Montessori, lớp học được xây dựng rất linh hoạt dựa theo pham vị phát triển của trẻ. Cho nên sẽ có lớp học trộn 3 độ tuổi khác như 0-3, 3-6, 6-9, 9-12, 12-15 và 15-18 tuổi. Còn với giáo dục truyền thống, lớp học không có sự linh hoạt như vật mà được chia theo độ tuổi.
Ngoài ra, phương pháp Montessori còn có chương trình giảng dạy linh hoạt và mở rộng nhằm để đáp ứng nhu cầu, trình độ cũng như mức tiếp thu kiến thức của học sinh. Riêng với giáo dục truyền thống, chương trình giảng dạy sẽ được xác định trước và không có liên quan tới nhu cầu của trẻ.
Trong lớp học Montessori, tốc độ học tập từng cá nhân trẻ luôn được khuyến khích và tôn vinh. Thì lớp học truyền thống lại muốn tất cả trẻ học tập và làm việc cùng một tốc độ với nhau. Bên cạnh đó, các giáo viên của phương pháp Montessori hiểu và luôn đặt lòng tự trọng của trẻ lên hàng đầu.
Mục tiêu hàng đầu của phương pháp Montessori đó là đề cao và hỗ trợ khả năng tư duy cũng sự tự phát triển của trẻ. Nhờ đó, phương pháp này sẽ ươm mầm và nuôi dưỡng tình yêu thích học tập của trẻ.
Còn với giáo dục truyền thống sẽ tập trung vào hiệu suất và điểm kiểm tra tiêu chuẩn. Vì thế mà trẻ học tập với tâm thế bị ép buộc, áp lực thay vì yêu thích.
Một điểm khác biệt nữa của phương pháp Montessori so với giáo dục truyền thống đó là được nhà sáng lập dựa trên kinh nghiệm học tập cả đời và sự quan sát cách trẻ em của bà.
Trên đây là những điểm khác biệt giữa giáo dục truyền thống với phương pháp Montessori.
Đăng bới: Hiền Nguyễn