Quá trình phát triển trẻ sơ sinh 9-10 tháng tuổi

Quá trình phát triển trẻ sơ sinh 9-10 tháng tuổi

Giai đoạn 10 tháng tuổi là giai đoạn thật tuyệt vời trong quá trình phát triển của bé. Con lúc này thật sự rất đáng yêu với những hành động thay đổi tư thế chuyên nghiệp như ngồi sang bò, vừa chơi vừa bi ba bi bô, thể hiện sở thích tính cách rõ nét hơn rất nhiều. Nhiều bé đã có thể gọi “papa hay mẹ” rõ ràng.

Kĩ năng của bé

Kĩ năng thuần thục

  • Con biết với tay kéo đồ xung quanh lại về phía mình.
  • Con thích thử thách cầm nắm những đồ vật nhỏ
  • Thích bắt chươc mọi cử chỉ hành động của người lớn
  • Con bặp bẹ nói nhiều hơn và biết giao tiếp bằng ánh mắt

Kĩ năng mới

  • Tự xúc ăn bằng thìa tốt
  • Chơi các trò chơi nhận biết 2 đồ vật giống nhau
  • Phản ứng quay đầu lại khi nghe thấy ai gọi tên con
  • Có thể hiểu và làm theo được một vài yêu cầu đơn giản có chỉ dẫn của bố mẹ

Kĩ năng nâng cao

  • Bắt chước nói được một số từ đơn rõ rang
  • Biết thể hiện nhu cầu con bằng cách chỉ vào cái con muốn

Phát triển thể chất

Khi con bò thì con đã biết tự nâng mình bằng cách chống thẳng tay xuống đất

Con thích thú bước ngang đi quanh nhà theo các đồ vật bằng cách bám vịn rất tự tin. Có bé còn biết đi theo ghế xoay tròn thích thú và tự mình bò trườn lên ghế.

Con chủ động thay đổi tư thế dễ dàng như từ ngồi sang vịn đứng, đứng xuống ngồi rồi ngồi xuống nằm một cách có ý thức. Thậm chí con còn biết bám vịn đứng 1 tay và 1 tay để cúi xuống hay với lấy đồ vật khác

Con bắt đầu gọi được tiếng “bà”, “ba” hay “mẹ” đầu tiên của mình và một vài từ khác nữa. Bên cạnh đó con cũng biết phân tích hơn, con biết cách thể hiện nhờ người lớn giúp đỡ khi không tự làm được và chọn đúng đối tượng nhờ. VD nhờ bóc bánh snack chẳng hạn, bé sẽ tìm tới ba.

Khả năng nghe hiểu cũng tăng theo sự phát triển của não bộ. Khi được chỉ dẫn con biết làm theo những hướng dẫn đơn giản để lấy được một cái gì đó hay đưa cho ai đó cái gì.

Vài bé cũng đã quen dần với những từ vựng bộ phận cơ thể hay những món đồ quen thuộc, thì con cũng đã chỉ đúng và có thể đọc đúng khi mẹ hỏi đấy.

 

Hỗ trợ bé thế nào

Tầm này con đã biết cầm nắm các đồ nhỏ bằng 2 ngón tay nên sẽ rất hay bốc mọi thứ bỏ miệng, bỏ tai hay mũi nên bố mẹ hãy luôn đảm bảo sàn chơi an toàn không có đồ nhỏ, cảnh giác với những mối nguy hiểm gây hóc, nghẹt thở cho bé.

Những đồ vật trong nhà cũng cần được đóng treo cao và đóng chắc chắn vô tường vì lúc này con sẽ bám với lấy bất cứ cái gì để làm đòn bẫy đứng lên nên nếu chúng không chắc chắn vô tường sẽ gây nguy hiểm cho con

Ba mẹ hãy thường xuyên cùng con chơi các trò chơi và dạy phát âm về các hình hộp, màu sắc để con cũng học được khái niệm không gian, và ghi nhớ tốt tên gọi của mọi đồ vật, rau củ, trái cây, màu sắc trong nhà có nhé. Ba mẹ cũng nên thường xuyên đọc sách cho con nghe vì giai đoạn này con bắt chước rất nhanh đấy.

Giấu đồ chơi hoặc sách quanh phòng và gợi ý cho bé đi tìm là 1 trò chơi cực kỳ thú vị giai đoạn này

Mẹ có muốn tập cho bé yêu của mình “tự lập” hơn một chút không? Hãy ngồi gần, đảm bảo sàn chơi an toàn và quan sát con chứ đừng vội ngăn chặn những gì con đang muốn làm nếu nó không nguy hiểm nhé.

 

Lo lắng khi nào

Nếu em bé vẫn gặp khó khăn trong việc đứng mà có hỗ trợ vẫn chưa đứng được

Nếu em bé có vẻ mệt mỏi, không cảm xúc hay xa cách mọi người

Nếu em bé hay có những cơn giận quá cực đoan hay đáng lo ngại

Nếu em bé vẫn chỉ muốn ngủ nhiều hơn chơi, mắt không giao tiếp với mẹ, không đòi dỗ dành hay bặp bẹ nói gì cả

Nếu em bé vẫn không hợp tác ăn uống, thiếu cân hãy tham khảo ý kiến BS nhi khoa

Phát triển cảm xúc

Bạn không nghĩ là con sẽ rất buồn khi xa mẹ nhưng thật sự con rất buồn đấy nên đừng khó chịu với con khi con nhất định bám víu vào mẹ nhé

Em bé 10 tháng tuổi thì chúng là những bản sao thu nhỏ rất ngộ nghĩnh, dễ thương. Chúng rất thích bắt chước bạn từ nói đến hành động

Thỉnh thoảng, con sẽ có những hành vi hơi kỳ quặc nhưng chỉ là để đối phó với những khác thường, căng thẳng trong môi trường của mình thôi

Phát triển ngôn ngữ

Con đã có thể hiểu một vài câu mệnh lệnh đơn giản thường ngày như lấy đồ chơi, uống sữa.

Con biết bắt chước các hành động “tạm biệt” và nói một vài từ bi bô bi ba

Khi nghe mọi người nói chuyện, em bé sẽ rất tập trung chú ý lắng nghe và dõi theo câu chuyện.

Ba mẹ hãy tập cho con nói những từ đơn giản như bà, cá, gà và chỉ gọi tên đồ vật trong nhà cho con nhiều hơn

Việc học tráo thẻ Glen Doman thật sự vi diệu nếu ba mẹ đã và đang áp dụng cho con trong việc phát triển ngôn ngữ.

Những khái niệm “Được – Không” hay “giới hạn thích hợp” mẹ dạy con lúc thời điểm này là hợp lý nhất vì đây là thời điểm cho con tự khám phá mọi thứ độc lập trong giới hạn an toàn.

Con đã thể hiện tính cách của mình rất rõ rang

Con thích tự cảm nhận mọi thứ bằng tay, bằng miệng và phân biệt được những gì con thích hay không thích

Hầu như, con vẫn chỉ thích chơi một mình nhất. Tuy nhiên con cũng bắt đầu biết chơi với những em bé khác trạc trạc tuổi mình.