Quá trình phát triển trẻ sơ sinh 10-11 tháng tuổi

Quá trình phát triển trẻ sơ sinh 10-11 tháng tuổi

Con đã có thể bám men đi chập chững với khoảng cách dài. Lúc này kỹ năng vận động thô của con đã tăng rất tốt, con linh hoạt tự thay đổi các tư thế rất nhịp nhàng. Con cũng hiếu động và thích leo trèo hơn nên ba mẹ chú ý đảm bảo môi trường chơi an toàn, không có vật nhỏ. Những khối hình hộp khác nhau sẽ giúp con phát triển trí tưởng tượng và sáng tạo rất tốt. Thậm chí con còn biết xếp chồng các khối hình lên với nhau.

Kĩ năng của bé

Kĩ năng thuần thục

  • Con đã có khả năng làm theo chỉ dẫn từng bước 1 của người lớn
  • Con hiểu khi người lớn sai con lấy cái này đưa cho một ai đó
  • Con phân biệt được đồ vật nào giống nhau bằng cách chỉ tay
  • Con thể hiện cá tính riêng, quan điểm thích hay không thích bằng cách ăn vạ khi không như ý

Kĩ năng mới

  • Con có thể phân loại đồ chơi theo màu và theo kích cỡ khác nhau
  • Một số bé biết trả lời “Không” khi được hỏi đến nhưng con không thích
  • Khả năng tập trung của con tang hơn, con có thể ngồi nghiền ngẫm 1 cái gì đó trong 1 khoảng thời gian dài hơn

Kĩ năng nâng cao

  • Con đã đi được vài bước chập chững
  • Con có thể nghe và bắt chước theo mẹ nói từ cuối
  • Con biết gọi tên một số đồ vật khi chỉ vào đồ vật
  • Con có phản ứng và biết đáp trả khi được gọi tên mình
  • Tay, chân con phối hợp linh hoạt khéo léo và nhanh nhẹn hơn rất nhiều. ba mẹ đừng ngạc nhiên khi con đã có thể tự mở hộp bánh hay gỡ đồ chơi nhé.

Phát triển thể chất

Đây là giai đoạn gần như cơ bản hoàn thiện của các kỹ năng vận động thô. Hầu hết trẻ đều đang chập chững tập đi và bập bẹ nói khá nhiều.

Con có thể bám vị đứng lên từ tư thế ngồi hay quỳ và bám vịn đứng về ngồi linh hoạt. Tay chân con duỗi thẳng hơn, khi đứng người có hơi đổ về trước và chân mở chữ V. Đó là cách con giữ thăng bằng đó ba mẹ.

Con có thể tự đứng trong vòng vài giây và nếu được hỗ trợ của ba mẹ con sẽ có thể đi được vài bước.

Con cầm nắm cũng chuẩn xác hơn như biết cầm cán thìa để xúc, cầm phần đuôi của lục lạc để chơi và thậm chí 1 tay bám 1 tay cầm đồ chơi

Con luôn thích thú quan sát và bắt chước theo hành động của mọi người xung quanh bé đang làm rất đáng yêu. Con cũng thích được bò hay đi men tới mọi ngóc ngách trong nhà nên ba mẹ để ý nhé, con cũng có thể bắt đầu trèo qua cũi để tự do khám phá những góc mới mẻ hơn.

Con trông có vẻ phân tích và thăm dò kỹ lưỡng từng chi tiết của đồ chơi như những cái lỗ nhỏ trên đô chơi hơn là chỉ nghịch đồ chơi. Và khi người lớn chơi giấu đồ chơi trong hộp trước mặt bé thì bé sẽ cố gắng mở nắp hộp ra để tìm nó.

Khi chơi trò chơi soi gương với bé, bé hay đưa tay lên sờ vào ảnh trong gương và nói chuyện với ảnh trong gương.

Con cũng nhận định và phân biệt được tính chất của các sự vật như nói “gâu gâu” là bé sẽ chỉ vô con chó, nói “chim đâu?” bé sẽ chỉ tay lên trời…

Thật vui mừng vì con rất dễ bị cuốn hút bởi những cuốn truyện màu sắc, giọng đọc trầm ấm và nhấn nhá của bố. Con rất thích được lật sách và nghe ba mẹ đọc sách.

 

Hỗ trợ bé thế nào

Giai đoạn này, ba mẹ cần quan trọng nhất là chú ý và đảm bảo môi trường chơi an toàn, sạch sẽ cho bé. Con sẽ rất hiếu động và tò mò như mở ngăn kéo cửa tủ, bám đứng, leo lên… Và sẽ rất dễ gặp nguy hiểm nếu ba mẹ không lường trước.

Con thích thú với mọi thứ mới lạ, thú vị nên hãy cất những chai lọ có màu như hóa chất nguy hiểm, hạt nhỏ, vật sắc nhọn ra khỏi tầm tay con.

Con dần chơi tự lập tốt hơn và trở nên độc lập hơn vì đây là thời điểm tốt nhất cho con tự khám phá mọi thứ nhưng ba mẹ nhớ dạy con về những ranh giới thích hợp nhé. Cũng như đừng ép con phải chơi với bạn (nếu có) vì với con chơi một mình vẫn thoải mái hơn nhiều mà mẹ. Hãy để mọi thứ diễn ra tự nhiên.

Những bước đi đầu tiên của con có thể bố mẹ sẽ lo lắng con bị đau và muốn mang giày cho con nhưng không. Hãy để con được đi những bước đi đầu tiên bằng chân trần là tốt nhất ba mẹ nhé. Con vừa có cảm giác vừa dễ giữ thăng bằng hơn.

Những trò chơi trốn tìm luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho các ba mẹ vì nó giúp con tăng khả năng vận động cũng như trí nhớ nhanh và chính xác.

Khi con tìm thấy ba mẹ, ba mẹ hãy thử đứng cách 1 đoạn không quá xa và dang tay gọi con xem. Hãy cổ vũ cho con chạy tới ôm chầm lấy ba mẹ

Sách truyện là phương pháp phát triển ngôn ngữ tuyệt vời cho bé, những cuốn sách có hình ảnh to rõ sặc sỡ sẽ giúp con tập trung hơn, tưởng tượng tốt hơn và nhanh biết nói hơn. Ba mẹ chớ bỏ qua điều tuyệt vời này nhé!

 

Lo lắng khi nào

Nếu em bé vẫn gặp khó khăn trong việc đứng mà có hỗ trợ vẫn chưa đứng được

Nếu em bé có vẻ mệt mỏi, không cảm xúc hay xa cách mọi người

Nếu em bé hay có những cơn giận quá cực đoan hay đáng lo ngại

Nếu em bé vẫn chỉ muốn ngủ nhiều hơn chơi, mắt không giao tiếp với mẹ, không đòi dỗ dành hay bặp bẹ nói gì cả

Nếu em bé vẫn không hợp tác ăn uống, thiếu cân hãy tham khảo ý kiến BS nhi khoa

Phát triển cảm xúc

  • Những khái niệm “Được – Không” hay “giới hạn thích hợp” mẹ dạy con lúc thời điểm này là hợp lý nhất vì đây là thời điểm cho con tự khám phá mọi thứ độc lập trong giới hạn an toàn.
  • Con đã thể hiện tính cách của mình rất rõ ràng
  • Con thích tự cảm nhận mọi thứ bằng tay, bằng miệng và phân biệt được những gì con thích hay không thích
  • Hầu như, con vẫn chỉ thích chơi một mình nhất. Tuy nhiên con cũng bắt đầu biết chơi với những em bé khác trạc trạc tuổi mình.

Phát triển ngôn ngữ

Con đã có thể hiểu và làm theo hướng dẫn từng chút một vài câu mệnh lệnh đơn giản thường ngày như để đồ chơi lên kệ, uống nước nào...

Khi con bắt chước người lớn nói, con còn bắt chước cả ngữ điệu và sắc thái biểu cảm của ba mẹ

Khi nghe mọi người nói chuyện, em bé sẽ rất tập trung chú ý lắng nghe và dõi theo câu chuyện.

Ba mẹ hãy tập cho con nói những từ đơn giản như bà, cá, gà và chỉ gọi tên đồ vật trong nhà cho con nhiều hơn

Việc học tráo thẻ Glen Doman thật sự vi diệu nếu ba mẹ đã và đang áp dụng cho con trong việc phát triển ngôn ngữ ngay khi nhỏ

Con thích được chơi với bố mẹ, được bố mẹ đọc sách kể chuyện, thích chơi các trò chơi trốn tìm

Con bắt đầu nhận ra sự liên kết giữa các hành động, sự vật trong nhà như bấm nút nguồn mở điện thoại sáng lên, bấm remote ti-vi bật…Sau đó con học theo cách thức hoạt động và sử dụng của các đồ vật này.

Con cũng biết thể hiện đồng ý hay không thích bằng cách lắc đầu và gật đầu. Con biết chỉ vào những thứ muốn chơi hay hướng muốn đi