Quá trình phát triển trẻ sơ sinh 6-7 tháng tuổi

Quá trình phát triển trẻ sơ sinh 6-7 tháng tuổi

Con bắt đầu hiểu ra khái niệm không gian khi con xoay người đi hướng khác thì đồ chơi vẫn ở đấy. Giờ đây, con còn có thể biết vỗ tay vào nhau hay vẫy tay tạm biệt và mi gió…Lúc này những vận động nơi cổ tay con cũng nhiều hơn. Và nếu thấy người lạ, có thể con sẽ khóc và cảm thấy cần có mẹ để an toàn nên bố mẹ cũng đừng lo lắng quá khi thấy con như vậy nhé! Đây được xem là một bước ngoặc về khả năng nhận biết của con.

Kĩ năng của bé

Kĩ năng thuần thục

  • Tự ngồi dậy thành thạo mà không cần chống vịn
  • Con có thể quơ hết mọi thứ về chỗ mình ngồi

Kĩ năng mới

  • Con đổ người về phía trước và muốn bò
  • Con liên tục phát ra âm thanh 1 nguyên âm quen thuộc
  • Con biết sợ, lo lắng khi mẹ đi mất hoặc khi thấy gương mặt lạ

Kĩ năng nâng cao

  • Con có thể vỗ tay cũng như vẫy tay bái bai
  • Con có thể bám vịn đứng dậy
  • Con cầm đồ vật đập vào nhau cho tạo âm thanh
  • Con cũng dần hiểu được nguyên nhân – hệ quả, đồ vật hoạt động như thế nào

Phát triển thể chất

Em bé 7 tháng tuổi nhận thức đã phát triển rất nhiều cũng như các khả năng khác đã hoàn thiện khá tốt.

Bạn có thể sẽ thấy phiền một chút khi bé chỉ bám theo bạn nhưng bạn còn có nhiều mối bận tâm chứ trong mắt con bạn là duy nhất, mọi thứ con muốn chỉ là bạn.

Khi hệ cơ xương con đã chắc khoẻ hơn rất nhiều thì bạn cũng đã thoải mái tập cho bé nhiều động tác thể dục đơn giản cho bé. Bé rất thích được bạn bế tung lên hay xoay vòng tròn..

Con đã có thể ngồi vững và còn xoay người qua lại được. Con thích được ngồi mân mê món đồ chơi hay giở những cuốn sách, ngay cả khi đi tắm, con cũng thích được ngồi đập tay vào chậu nước rất thích thú.

Con có thể chuyển từ tư thế nằm sấp chống tay lên và ngồi lên không cần sự hỗ trợ của bạn và có thể bám vịn để đứng lên sau đó là đứng không vịn mà giữ một món đồ nào đó. Lúc này chân con đã có thể đỡ được toàn bộ trọng lượng cơ thể con.

Có những bé đã có thể tự bò bằng đầu gối và bụng không còn chạm sàn nhà, thậm chí con còn biết bò ngược nữa mẹ nè

Khi con bắt đầu ăn dặm những loại thức ăn khác nhau thì con có thể sẽ bị dị ứng thức ăn nữa nhé. Mẹ hãy chú ý lượng ăn và giới thiệu cho con thử từng loại thức ăn để biết được loại thức ăn nào con dị ứng nhé.

Sau 6 tháng thì con ăn them nhiều loại thức ăn khác và sẽ cần nạp thêm nước. Mẹ bổ sung cho con nhé và có thể tập cho con uống bằng cốc có ống hút.

Lúc này, bé cũng đã hiểu khái niệm sở hữu rồi đó. Nếu bạn thử giấu một món đồ chơi nào của con thì bé sẽ gào khóc lên cho xem.

 

Hỗ trợ bé thế nào

Con đã chú ý hơn khi quan sát đồ vật. những bộ đồ chơi có các hình dạng khác nhau lúc này là phù hợp và giúp con phát triển tư duy sắp xếp theo kích thước, hình dạng

Con cũng vẫn rất thích những trò chơi mà bạn xuất hiện rồi biến mất như hú hà và giấu đồ chơi trong hộp rồi bé tìm.

Khả năng bắt chước của con đã tốt hơn, những bài hát vui nhộn vừa giúp mẹ kết nối con vừa khiến con thích thú lắc mông, đu đưa tay chân theo

Khả năng vận động thô như leo trèo đối với con còn quá nhỏ nhưng con lại rất say mê ngắm các anh chị lớn leo trèo và trượt cầu tuột. Mẹ thường xuyên dẫn con đi dạo và cho con học cách làm điều đó vào một ngày không xa nhé.

Để giúp con hạn chế lo lắng khi mẹ rời đi thì bạn hãy gửi lời chào con ngắn gọn và ngọt ngào yêu dấu với con mỗi khi chia ly và nói rằng mẹ sẽ quay lại ngay sau đó. Rồi đánh lạc hướng con bằng một món đồ chơi yêu thích để tránh con buồn hay khóc lâu khi mẹ rời đi.

 

Lo lắng khi nào

Bé bị ngã người khi được hỗ trợ kéo lên tư thế ngồi, không giữ được thẳng đầu

Bé không thích, không tập trung và không chủ động với lấy đồ chơi

Bé không có phản ứng với âm thanh nào..Bé cũng không bập bẹ gì

Bé không đưa tay hay bất kỳ cái gì lên miệng

Bé không thể hiện tình cảm gì với bạn hay người chăm sóc, bé không thích ở gần ai

Bé hay bị chảy nước mắt liên tục hoặc nhạy cảm chảy nước mắt khi gặp ánh sáng

Bé không phát triển theo đúng tỷ lệ % của mình, hoặc cân nặng bé giảm xuống dưới tỷ lệ % cho tuổi của mình.

 

Phát triển ngôn ngữ

Em bé biết giao tiếp với người than bằng ánh mắt, cử chỉ và hành động cơ thể

Em bé hiểu và biết bắt chước khi được kêu vẫy tay tạm biệt, hôn tạm biệt hoặc lắc đầu kêu không

Dường như bé có thể hiểu và trả lời mọi câu nói của bạn, kể cả khi bạn nói gay gắt trẻ sẽ tạo ra những âm thanh khác nhau và có thể bật khóc oà lên

Lúc này con bập bẹ là một chuỗi âm thanh khó hiểu. Thỉnh thoảng lại nghe một từ ba-ba hay da-da