Bây giờ, con đã có thể nhìn rõ mọi thứ trong tầm nhìn xa hơn. Con cũng đang từ từ nhớ mọi nét mặt của mẹ và rất thích được giao tiếp bằng ánh mắt với mẹ nữa đấy. Khả năng thể hiện tình cảm của con cũng đã tiến thêm một bậc nên mẹ sẽ thấy con oà khóc ngay khi mẹ đi mất hay thấy mẹ là con liền dang tay ra đòi mẹ bồng.
Con bặp bẹ biết nói và bắt đầu mọc răng sữa. Mẹ nên chuẩn bị tâm lý để chăm sóc con phù hợp. Tuy nhiên mỗi bé có lịch mọc rang cũng như thứ tự mọc khác nhau nên ba mẹ đừng lo lắng thái quá nếu con chưa đến cột mốc nhất định nhé.
Lúc con nằm ngửa, con thường hay kéo chân lên miệng mút ngón chân. Rồi con biết đá chân để di chuyển cơ thể cũng như tự lập sấp lại. Lúc con ở tư thế nằm sấp, cả người con vươn chân vương vai thẳng lưng hết mức và có thể vươn đầu lẫn ngực lên rất cao. Trông giống như máy bay với tứ chi duỗi thắng. Cuối cùng là dùng lực ở hai tay, đầu gối co lên trước và thay đổi nằm ngửa ra lại.
Khi được mẹ đỡ ngồi dậy, con có thể ngồi dựa thẳng đầu và cột sống lưng được khoảng 30 phút mà than không bị lắc lư. Còn trong trường hợp không vịn thì đầu và than bé đổ về phía trước nhiều và bé chỉ có thể giữ được trên 5 giây.
Khi mẹ hỗ trợ đỡ nách con, con sẽ đứng dậy được, toàn thân bắt đầu chuyển động, hai chân lần lượt bước đi. Lúc này con có thể chống đỡ được phần lớn trọng lượng cơ thể nhưng đầu gối vẫn hơi cong về trước nhé.
Khi cho con một món đồ chơi nào đó, con đã biết cách cầm chơi khá lâu. Nếu để xa tầm với một chút con sẽ biết với lên để lấy bằng một hoặc cả hai tay. Thậm chí bé cũng biết chuyền đồ chơi từ tay này sang tay kia
Khi chân của con được tập luyện nhiều hơn, trở nên cứng cáp hơn thì con sẽ thích đá và di chuyển chúng rất nhiều
Vẫn duy trì 2 giấc ngủ ngày và một giấc ngủ đêm để đảm bảo quá trình phát triển của con nhất nhé. Hầu hết trẻ sơ sinh lúc 5 tháng tuổi dều đã có thể ngủ ngon và liền mạch trọn vẹn vào ban đêm. Mẹ nên tạo một thói quen hay còn gọi là trình tự đi ngủ như tắm nước ấm, xoa dầu mát xa nhẹ nhàng lưng, tay chân con và đọc sách/mở nhạc ko lời du dương nhẹ nhàng để con dễ dàng đi vào giấc ngủ mà không cần phụ thuộc vào mẹ.
Lúc này con đã có thể lăn lộn nhiều vòng liên tiếp và trườn người di chuyển nên ba mẹ hẫy chú ý phạm vi con chơi an toàn và không nên rời tầm nhìn của bạn về chúng
Cho con chơi thật nhiều hoạt động vận động tay chân, ngón tay cũng như nhận thức như kéo đồ chơi xa dần – lại gần, để đồ chơi xa tầm với khi con nằm sấp để khuyến khích con với tiến lên lấy…
Chơi các trò chơi âm thanh, nhận biết tiếng gọi cùng bé. Ví dụ con chó sủa gâu-gâu, con gà gáy ò-ó-o…lắc chai chứa những chất liệu khác nhau sẽ tạo ra những âm thanh khác nhau
Chơi các trò chơi kích thích tác động lên nhiều giác quan như quả bóng gai, bong bóng nhiều màu, sờ chạm những vật khác nhau, con kiến leo cành bò vòng quanh vòng quanh – tay mẹ mân mê từ từ trên khắp người con để con biết cảm giác nhột rất kích thích phải không các mẹ?
Khuyến khích các thành viên trong nhà tích cực giao tiếp với bé để bé phát triển kỹ năng ngôn ngữ tốt hơn. Thường xuyên đọc truyện và làm âm thanh khi kể chuyện cũng như các từ phổ biến mà mẹ hay nói thường ngày để con tăng vốn từ vựng
Bé không thể giữ vững đầu
Bé gặp khó khăn trong việc quay đầu từ bên này sang bên kia và ngược lại
Bé không có cảm xúc cũng như không tạo ra bất cứ âm thanh nào..
Bé không có phản ứng gì khi nghe âm thanh lớn đột xuất như đóng cửa sầm, còi xe tải…
Bé không tương tác cười với bạn hay người khác
Bé không phát triển theo đúng tỷ lệ % của mình, hoặc cân nặng bé giảm xuống dưới tỷ lệ % cho tuổi của mình.
Em bé thường hay chú ý vào môi của bạn để cố gắng nghe và hiểu những gì bạn đang nói
Khi bé nằm sấp, bạn để lục lạc trước mặt bé để bé với lấy, còn khi nằm ngửa, bạn treo lục lạc ở trên đầu bé thì bé sẽ nhanh chóng phát hiện và đưa tay tiến đến gần lục lạc để cầm.
Nếu bé đang chơi hoặc đang nhìn một đồ vật nào đó mà bạn cầm đi thì bé sẽ dõi theo tay của bạn để nhận ra chỗ để tiếp theo của đồ vật đó
Nếu bạn có 2 món đồ chơi gàn giống nhau, một cái cho bé cầm và một cái đặt ở xa bên cạnh, bé sẽ thấy cái bên cạnh và muốn lấy cái ở xa để chơi. Còn nếu bạn đặt cả 2 món đồ chơi ở xa bên cạnh bé thì bé sẽ tìm cách tiến đến lấy và chơi cả 2 món.
Em bé của bạn nay đã biết biểu cảm và phản ứng nhanh hơn rất nhiều. Con luôn cố gắng đáp lại khi bạn gọi tên bé, thậm chí phát ra tiếng cười rít trong phấn khích
Khi nhìn thấy món đồ chơi quen thuộc, con sẽ bộc lộ thích thú và bắt đầu “ nói chuyện” với đồ chơi của mình. Khi nhìn thấy một cái gì đó bé muốn lấy mà không lấy được con sẽ khóc hoặc la hét để được sự giúp đỡ của người lớn.
Khi cho con chơi với gương, con sẽ mỉm cười và nói chuyện với bóng trong gương, thậm chí sờ hoặc đánh vô gương.
Bé có thể bắt chước biểu hiện, âm điệu của người lớn như cách người lớn nói lên xuống giọng . Con bắt đầu nói nhiều hơn và thốt ra được những âm thanh cơ bản như da da, ba ba, ma ma…