Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh 2-3 tháng tuổi

Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh 2-3 tháng tuổi

Kĩ năng của bé

Kĩ năng thuần thục

  • Nhận biết tốt mùi cũng như gương mặt của mẹ
  • Đầu giữ thăng bằng tốt và ngóc cổ được lâu hơn
  • Mắt có chuyển động theo hướng đồ vật đi

Kĩ năng mới

  • Biết làm trò thổi bong bóng
  • Nhận ra giọng nói thân thuộc của mẹ
  • Có thể bật âm Gừ Gừ ụ ụ

Kĩ năng nâng cao

  • Nhận biết được tiếng âm thanh lớn phát ra và quay người về hướng đó
  • Có thể tự xoay người 1 vòng tròn
  • Biết sử dụng cả 2 tay giờ lên cầm nắm đồ chơi

Phát triển thể chất

Cơ cổ bé đã cứng cáp hơn, đầu có thể tự do xoay chỉnh sang 2 bên hay nằm thẳng cổ khi nằm. Hai cánh tay cũng linh hoạt có thể vươn thẳng ra ngoài 2 bên hay chắp lại đặt ở chính giữa. Hai chân bé biết co duỗi và đá chân một cách dễ dàng trong khi nằm xấp.

Giai đoạn 3 tháng em bé đã biết lật xấp và tự chống tay ngẩng cao cổ khá giỏi. Ngoài ra còn có nhiều điều khác khiến bạn bất ngờ.

Ở tuần đầu của tháng thứ 3, thế giới xung quanh con trở nên vui nhộn , sống động hơn rất nhiều. Em bé dường như thấy phấn khích, vui vẻ hơn khi nghe những bài hát tông cao vui nhộn. bé luôn bị thu hút khi được nghe giọng mẹ và nhìn chăm chăm khi mẹ trò chuyện với bé. Sau đó là bé hồi âm bằng những âm thanh rất đáng yêu theo cách của bé

Bé nhận ra những gương mặt thân thuộc trong một số nhóm người bằng cách mắt nhìn tròn xoe và mỉm cười hân hoan khi ba mẹ lại gần.

Bước sang tháng thứ 3, cơ thể bé ưa thích vận động hơn là việc ngủ, vì vậy bé sẽ thức lâu hơn. Vì vậy bé sẽ có nhiều biểu hiện năng động, tay chân múa máy liên tục trong giai đoạn này. Ngoài ra,  việc cơ hông, đầu gối, khuỷ tay bé cũng đã cứng cáp và linh hoạt hơn nên bé sẽ có thể khiến bạn bất ngờ khi tự lật người trở lại tư thế nằm ngửa.

Bé phát hiện ra các ngón tay là tách biệt nhau, có thể tách rồi nhau hay nắm đấm tay lại, hay vỗ 2 tay vào nhau và đập vào một món đồ chơi trước mặt. bé thích thú vô tận với việc chơi cùng đôi bàn tay.

Thỉnh thoảng, em bé có thể có khả năng lăn từ bụng sang lưng

 

Nên hỗ trợ cho bé thế nào

Cho bé thử cầm nắm nhiều loại vật dụng bằng những nguyên liệu khác nhau: nhung mềm, bông mịn, vải thô…để giúp bé có cảm nhận khác nhau, phát triển xúc giác tốt hơn. Hãy đảm bảo các vật liệu mẹ chọn đều sạch mẹ nhé.

Để tăng tình cảm gắn bó giữa bé và các thành viên khác, mẹ nên cho bé “góp mặt” vào những lúc gia đình sum vầy  Cho bé xem những bức ảnh gia đình đang cười…

Bạn cũng nên cho bé qua các phòng khác hay địa điểm khác để bé quan sát những cái khác lạ. chơi các hoạt động nhìn theo món đồ chơi phát ra âm thanh di chuyển về các hướng khác nhau. Và cho bé với tay ra để lấy món đồ chơi yêu thích. Con của bạn sẽ có ý thức  hơn về chuyển động tay của bạn

Để giúp bé phát triển ngôn ngữ thì mẹ nên dành thời gian nói chuyện với con, đọc to truyện cho con nghe dù con chưa hiểu mấy nhưng cũng sẽ giúp con xây dựng vốn từ sau nà, làm quen âm tiết, từ ngữ khác nhau

Giai đoạn này, bé thích các món đồ chơi màu sắc, phát âm thanh như lục lạc hoặc một số món đồ chơi phù hợp lứa tuổi để con tập cầm nắm, với lấy

 

Bất thường khi nào

  • Bé không biết cầm nắm đồ chơi
  • Bé không giữ được đầu khi ngóc cổ lên
  • Bé không nhìn theo đồ vật chuyển động hoặc thường xuyên đong đưa mắt
  • Bé không có phản ứng gì khi nghe âm thanh lớn đột xuất như đóng cửa sầm, còi xe tải…
  • Bé không chú ý hay có phản ứng với khuôn mặt mới, đôi tay của chính mình và không nhận ra giọng nói của bạn
  • Bé hiếm khi cười với bạn, với mọi người

Phát triển nhận thức

Em bé hiểu rõ hơn nguyên nhân và kết quả khi giả sử đập vào treo nôi lơ lửng và chúng chuyển động, lúc này con sẽ tập trung cao độ vào kỹ năng mới này

Đôi mắt tập trung và di chuyển khi có cái gì chuyển động trước mặt và hướng người về phái phát ra âm thanh