Sau khi cất tiếng khóc chào đời, trẻ sơ sinh sẽ thoát khỏi sự bao bọc trong cơ thể người mẹ và phải tự thích nghi với môi trường bên ngoài, học cách tự thở, tự bú và chống chọi với thời tiết nóng, lạnh... Để bảo vệ sức khỏe và sự phát triển toàn diện thì việc chăm sóc trẻ sơ sinh đến khi đầy tháng rất quan trọng, có nhiều vấn đề mà cha mẹ cần lưu ý.
Vào thời điểm này, bé chưa thực sự kiểm soát được hành động của mình do hệ thần kinh và cơ bắp vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển. Đôi khi bạn còn bắt gặp bé bị giật mình, đưa hai tay và co hai chân lên. Đây được gọi là phản xạ Moro và phản xạ này là hoàn toàn bình thường với trẻ sơ sinh.
Điều rất quan trọng trong giai đoạn này là hãy thường xuyên đặt bé nằm sấp (Khi bé còn thức). Điều này giúp cho cổ của bé cứng cáp hơn, giúp cho việc lật, bò hoặc ngồi dậy của bé dễ dàng hơn trong những tháng sau này.
Đặt bé nằm sấp còn giúp cho đầu của bé không bị méo nữa đấy. Tuy nhiên bố mẹ phải luôn nhớ theo dõi khi bé nằm sấp để tránh tình trạng bé bị ngạt nhé.
Tuyệt đối không rung/lắc bé vì lúc này, não bộ trẻ chưa phát triển, xương sọ mềm, màng não mỏng, có khoảng trống giữa não và xương sọ nên khi trẻ bị rung lắc, nhất là khi bị tung hứng, quay tròn mạnh, khối não sẽ di chuyển theo quán tính và va đập vào xương sọ gây tổn thương não nặng nề.
Đặt các đồ chơi treo nôi trên cũi bé (nên chọn các loại có màu sắc tương phản cao), bố mẹ sẽ thấy bé nhìn chằm chằm vào đồ chơi này.
Khi bé nằm sấp, đưa mặt của bố mẹ đối diện với bé và thực hiện nhiều biểu cảm khác nhau với môi của mình, điều này giúp bé cố gắng nâng đầu lên và bắt chước động tác của môi bạn nữa đấy.
Nếu bé không bị giật mình bởi những âm thanh lớn
Bạn nên tập cho bé biết về "ngày và đêm" ngay từ khi bé bước vào tuần thứ hai để bé có được một thói quen sinh hoạt đúng giờ giấc hay không còn ngủ ngày, thức đêm nữa. Ban ngày hãy để phòng ốc thoáng mát và nhiều ánh sáng, hát và chơi với bé nhiều nhất có thể. Ban đêm hãy giữ cho phòng của bé yên tĩnh nhất có thể, đừng để ánh sáng lọt quá nhiều vào phòng nhé.
Nếu bé cảm thấy khó chịu và cáu gắt, hãy cho bé nằm sấp trên nệm hoặc trên đùi bạn và xoa lưng cho bé. Bạn cũng có thể trấn an bé bằng những lời nói ngọt ngào mà bé thường được nghe khi còn trong bụng mẹ.
Nếu bé hay thường xuyên quấy khóc trong thời gian dài. Hãy đảm bảo rằng bé đã bú đủ và giữ cho cơ thể bé luôn khô ráo, thoáng mát nhé.
Bé 0-1 tháng tuổi đã biết hóng chuyện rồi đấy. Bé rất thích nhìn bố mẹ và nghe người khác nói chuyện
Bé cũng bắt đầu học những biểu cảm khác nhau trên khuôn mặt mỗi người.
Bé có thể phát ra âm thanh ohh & ahh để nói chuyện với bạn, đặc biệt khi bạn giữ mặt mình thật gần với bé.
Hãy nói chuyện hoặc hát cho bé nghe thật thường xuyên, tuy là bé chưa thể hiểu được bạn nói gì nhưng đây là cách bé tiếp thu và phát triển khả năng ngôn ngữ của mình
Hãy học cách lắng nghe bé. Tuy con chưa nói thành lời nhưng có thể những tiếng ậm ừ của con đang mang thông điệp đói bụng hay vui vẻ chẳng hạn.
Bé chỉ nên bú sữa mẹ hoặc sữa bột vì 2 loại sữa này là nguồn dinh dưỡng chính trong suốt 12 tháng đầu tiên.
Trong thời gian bé được 1 tháng tuổi, bạn nên chú ý đến chế độ và thói quen bú sữa của bé để đảm bảo con vẫn tăng trưởng tốt. Việc nên làm trong giai đoạn này là kiểm tra thường xuyên và theo dõi sự tăng trưởng của bé.
Cho bé bú khi bé thấy đói.
Hạn chế cho bé ngậm ti giả nhiều vì bạn sẽ khó biết khi nào bé đói.
Tránh cho bé bú sữa bột vì nếu không cho bé bú sữa mẹ, tuyến sữa sẽ không tiết ra nữa;
Giữ ấm bầu vú, massage ngực. Mẹ có thể tắm để làm giảm đau nhức ở bầu ngực trong giai đoạn này.